Câu hỏi thường gặp

21. Chất lượng của trường tư thì thấp thua của các trường đại học công lập, đúng không?
Do sự quen thuộc của xã hội với hệ thống trường công lâu đời và do sự ra đời của nhiều trường tư “4 không” trong giai đoạn những năm 2000-2001 đến nay, nhìn nhận chung là trường công ở Việt Nam tốt hơn các trường tư. Tuy nhiên vẫn có một số trường tư được xã hội tiếp nhận là có chất lượng đào tạo tốt như Thăng Long, Duy Tân, Văn Lang, Hoa Sen,… Điều này được thể hiện qua chất lượng giảng dạy và sự liên tục đầu tư tăng cường cho chất lượng đó ở những trường tư này. Ví dụ các thầy cô giảng dạy ở Đại học Duy Tân luôn được chọn lựa kỹ càng và có mức lương dao động từ 150,000 VND/giờ đến 200,000 VND/giờ, so với mức lương 45,000 VND/giờ đến 80,000 VND/giờ ở nhiều trước khác trên cùng địa bàn. Đồng thời, việc áp dụng một số chương trình quốc tế có uy tín, sự tham gia giảng dạy của các giảng viên nước ngoài, và sự nghiêm túc trong thi cử đã tạo ra một tác phong dạy và học rất chuyên nghiệp ở một số trường tư. Chẳng hạn, dù đầu vào không phải là tốt nhất, nhưng các sinh viên Duy Tân vẫn liên tục đạt được rất nhiều giải quốc tế & trong nước như CDIO, IDEERS, Olympic Tin học, Olympic Toán học, Loa Thành, Festival Kiến trúc, VIFOTEC, nghiên cứu cấp Thành phố và cấp Bộ,... Tỷ lệ có việc làm của sinh viên Duy Tân khi ra trường cũng không hề thua kém mà còn cao hơn của nhiều trường công lập khác trong vùng (theo báo Người Lao động). 
Học phí của Đại học Duy Tân, cũng như học phí của các đại học ngoài công lập khác, đều cao hơn so với học phí của các trường công lập trên cùng địa bàn. Đó là do sinh viên của các đại học công lập còn có khoản tài trợ bao cấp của Nhà Nước từ 3 đến 7 triệu (cho từng sinh viên, tùy trường). Tuy nhiên, theo thống kê của GS. TS. Nguyễn Ngọc Trân thuộc Đoàn Giám sát Chất lượng Giáo dục của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, suất đầu tư tài chính cho từng sinh viên ở Đại học Duy Tân liên tục trong nhiều năm liền đều cao hơn so với suất đầu tư tương ứng của Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng (điển hình trong năm học 2008-2009, suất đầu tư trên đầu sinh viên của Duy Tân là 16,676,000 VND so với 2,524,000 VND của Đại học Đà Nẵng và 3,582,000 VND của Đại học Huế) (theo báo Đất Việt 22/03/2010 http://www.baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Mot-so-van-de-cua-GDDH-o-Hue-Da Nang/20103/85220.datviet). Điều này chứng tỏ sức phát triển thị phần liên tục của Duy Tân và sự tập trung đầu tư cho chất lượng dạy và học của lãnh đạo trường nhằm tạo ra bước đột phá so với các trường khác.
online redirect wife cheated
So với c trường đại học ngoài công lập mà BGiáo dục & Đào tạo đánh giá là đầu đàn trong cnước như Duy Tân, Thăng Long, n Lang, Hoa Sen, mức học phí của Đại học Duy n o loại thấp nhất. So với c trường ngoài công lập trong cùng địa n Đà Nẵng hoặc miền Trung, mức học phí của Duy n nh n hoặc lớn n y chương trình, mức chênh lệch là không đáng kể.
Học phí của chương trình tiên tiến Công nghệ Phần mềm, Kỹ thuật Mạng và Hệ thống Thông tin với Carnegie Mellon (CMU) ở Duy Tân là 18,000,000 VND/năm (hay khoảng 900 USD/năm), của chương trình Quản trị, Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, và Du lịch với Penn State (PSU) là 18,000,000 VND/năm (hay khoảng 900 USD/năm), và của chương trình Xây dựng và Kiến trúc với Đại học Bang California ở Fullerton (CSU Fullerton) là 18,000,000 VND/năm (hay khoảng 900 USD/năm). Học phí này thực tế là rất ưu đãi vì Hội đồng Quản trị và Ban Giám hiệu nhà trường có chủ trương mang chương trình chất lượng cao đến một bộ phận lớn sinh viên dù Duy Tân đã phải bỏ ra hàng triệu đôla để nhận chuyển giao các chương trình trên từ các đại học hàng đầu thế giới như Carnegie Mellon, Penn State và CalState. Đồng thời, mức học phí này chỉ áp dụng ở miền Trung, Đại học Duy Tân đang có đề án xin Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép triển khai các chương trình tiên tiến có uy tín này ở Sài Gòn và Hà Nội. Mức học phí nếu triển khai ở hai đầu ít nhất sẽ từ gấp rưỡi đến gấp đôi mức học phí đã nêu.
online redirect wife cheated
Thực tế học phí của trường tư thường cao n c trường công do trường tư không nhận được bất c s bao cấp hay i tr o của Nhà Nước. Đồng thời, nhiều trường tư mới thành lập trong khoảng 5 đến 10 m tr lại đây có chất lượng đào tạo không đảm bảo, n sinh viên của những trường y gặp không ít khó khăn khi đi xin việc sau khi ra trường. Tuy nhiên, không phải t l có việc m của sinh viên tốt nghiệp t tất c c trường tư đều thấp. Ngược lại, c sinh viên tốt nghiệp t Đại học Duy Tân, n Lang, Hoa Sen, Thăng Long, có t l có việc m khá cao. Theo i viết của GS. TS. Nguyễn Ngọc Tn trên o Đất Việt v "Một s vấn đ GD-ĐH Huế và Đà Nẵng", Đại học Duy n có t l có việc m n lớn n c nhiều trường công lập khác miền Trung. C thể, t l có việc m trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp của sinh viên Duy n là 89o loại cao nhất Đà Nẵng và miền Trung. Chưa hết, trường n ký nhiều hợp đồng bao tiêu với c doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho sinh viên trong một s ngành như Công ngh Phần mềm, H thống Thông tin Kinh tế và Du lịch s có việc m ngay sau khi tốt nghiệp.
Với phương châm xây dựng và phát triển trường trên nền tảng “nhân văn và hiện đại,” Đại học Duy Tân đặc biệt chú trọng việc triển khai giảng dạy các môn học xã hội nhằm nâng cao kiến thức xã hội và tính nhân văn của sinh viên toàn trường. Ngành Văn Báo chí và Quan hệ Quốc tế là 2 ngành học thuộc khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn, càng được quan tâm hơn về nhiều mặt. Bên cạnh việc giảng dạy của đội ngũ cơ hữu, trường còn thường xuyên mời những giảng viên đầu ngành trong cả nước về thỉnh giảng để sinh viên được hưởng chất lượng đào tạo tốt nhất. Đồng thời, nhằm đảm bảo cơ hội việc làm của các sinh viên Văn Báo chí khi ra trường, Đại học Duy Tân đã mời nhiều phóng viên địa phương đứng lớp giảng dạy cho sinh viên ngành học này hầu hết các kỹ năng cần thiết của một người phóng viên cũng như bố trí cho sinh viên lấy Chứng chỉ Nghiệp vụ Sư phạm trong năm ba hoặc năm tư ở trường. Đối với các sinh viên Quan hệ Quốc tế, khối lượng tiếng Anh được tăng cường đáng kể bên cạnh việc tạo cho sinh viên cơ hội làm dự án ở các cơ quan đối ngoại và các doanh nghiệp nước ngoài từ năm ba trở đi.
Do Đại học Duy Tân đào tạo theo học chế tín chỉ, nên việc liên thông ngang giữa các ngành trong cùng khối là mặc nhiên. Vì vậy, bạn có thể thi đậu đại học hay cao đẳng khối B ở bất cứ ngành nào, trường nào và đăng ký được vào học ngành Điều dưỡng hoặc Dược của Đại học Duy Tân.
Sinh viên thi vào khối C có thể đăng ký học ngành Văn Báo chí, Quan hệ Quốc tế ở Duy Tân. Quan hệ Quốc tế là một ngành học luôn thu hút nhiều sinh viên khối C của Duy Tân. Còn sinh viên khối C ở bậc Cao đẳng thì có thể đăng ký học ngành Cao đẳng Văn hóa Du lịch. Mùa tuyển sinh 2014, Đại học Duy Tân dành 150 suất học bổng có giá trị bằng 50% học phí của toàn bộ 4 năm học cho các bạn thí sinh đăng ký vào ngành Văn - Báo chí và Quan hệ Quốc tế
wife cheat story click why do wifes cheat
Có 40 đại học trong cả nước đã qua kiểm định chất lượng của Cục Khảo thí & Kiểm định Chất lượng, thuộc Bộ Giáo dục & Đào tạo. Trong đó đa phần là các trường đại học công lập, chỉ có một vài trường đại học ngoài công lập được kiểm định như Đại học Văn Lang, Đại học Duy Tân, Đại học Dân lập Hải Phòng, và Đại học Hồng Bàng. Đại học Duy Tân có kết quả đánh giá tổng quát ở Mức 1 (gồm 29 tiêu chí Mức 2 và 21 tiêu chí Mức 1), đồng hạng với Đại học Bách khoa Đà Nẵng.

Mục tiêu trong vòng 5 năm tới của Đại học Duy Tân là lọt vào tốp 10 trường đào tạo tốt nhất của Việt Nam và đạt kiểm định chất lượng của một tổ chức kiểm định giáo dục có uy tín của Hoa Kỳ như đã đề ra trong chiến lược phát triển trường của Hội đồng Quản trị và Ban Giám hiệu. Việc Duy Tân là 1 trong trên dưới 20 trường đại học và cao đẳng trong cả nước được Bộ Giáo dục & Đào tạo tặng Cờ Thi đua Xuất sắc toàn ngành trong năm 2010 (xếp thứ 17) và 2011 (xếp thứ 15) và năm 2012 (xếp thứ 6), năm 2009 đón nhận Huân chương Lao động Hạng III do Chủ tịch nước trao tặng, năm 2011, 2012, nhận Cờ thi đua xuất sắc của Thủ tướng Chính phủ là một minh chứng cho nỗ lực và sự đồng lòng của cán bộ, giảng viên và sinh viên toàn trường nhằm đạt cho được mục tiêu mà lãnh đạo trường đã đề ra.

 

Duy Tân Sitemap
Đào tạo, nghiên cứu gắn liền với khoa học và công nghệ nhằm tạo ra những sinh viên và học viên có lòng yêu nước, có phẩm chất nhân văn mang đậm bản sắc Việt Nam, có ý thức sinh hoạt động cộng đồng, có sức khỏe, có năng lực và kỹ năng toàn diện, tự tin, năng động, sáng tạo và trở thành công dân khởi nghiệp mang tính toàn cầu.