Nghiên cứu

Tiến sĩ Việt tìm cách giảm nhiệt vật liệu để bảo vệ tàu vũ trụ

TS Lê Thị Quỳnh Trang cùng các nhà khoa học tại Nhật Bản đã tìm ra phương pháp giúp làm giảm dòng nhiệt trên vật liệu giúp bảo vệ bề mặt cho tàu vũ trụ và vệ tinh.
 
Công trình được TS Trang, Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ cao Đại học Duy Tân và các giáo sư đến từ Nhật Bản công bố trên Nature. Các nhà nghiên cứu nhận định việc giảm nhiệt thông điện tử và ion là một trong những vấn đề quan trọng, góp phần bảo vệ bề mặt vệ tinh và tàu vũ trụ.
 
Trao đổi với VnExpress, TS Trang cho biết, khi hạt electron và ion ở nhiệt độ cao, chúng dễ dàng dịch chuyển và va chạm vào bề mặt kim loại. Hậu quả là bề mặt của kim loại có thể bị phá hủy. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một từ trường bên ngoài, được tạo ra bởi dòng điện qua dây đốt. Một mô hình dòng plasma, bao gồm các electron và ion trong một vùng nhỏ được thành lập bằng cách sử dụng hai chiều không gian và ba tọa độ cho vận tốc để xác định tác động của dây đốt lên các hạt và nhiệt thông.
 
Tiến sĩ Việt tìm cách giảm nhiệt vật liệu để bảo vệ tàu vũ trụ
Mô phỏng plasma được giới hạn bởi chân không. Ảnh: Nhóm nghiên cứu
 
TS Trang cho biết, khi mô phỏng chuyển động của hạt plasma ở vùng rìa tokamak, cả nhóm nhận thấy từ trường có thể thay đổi hướng và cường độ của dòng nhiệt vì các hạt electron và ion di chuyển xoay quanh các đường sức từ. Đặc biệt, từ trường dạng tập trung (từ trường có độ lớn cực đại ở vùng trung tâm và giảm nhanh ở vùng xa trung tâm) có khả năng tạo thành các gương từ trường (magnetic mirror). Các gương này giúp giữ lại phần lớn các hạt plasma khi chúng di chuyển ngang qua và chỉ cho phép hạt mang vận tốc đủ lớn để vượt ra khỏi gương để di chuyển ra bên ngoài. Do đó, dòng hạt mang năng lượng cao được giảm trước khi va vào bề mặt kim loại.
 
Giải thích về việc sử dụng dây đốt trong nghiên cứu, nhóm cho hay từ trường được tạo ra từ một sợi dây dẫn tỷ lệ nghịch với khoảng cách tới sợi dây, càng xa sợi dây dẫn thì từ trường càng nhỏ. Hay nói cách khác, sợi dây dẫn có thể tạo ra từ trường tập trung. Sử dụng các tia điện có thể làm thay đổi cấu trúc từ trường của hệ thống thiết bị, ảnh hưởng đến hướng di chuyển của dòng hạt. Sau khi nghiên cứu kỹ, cả nhóm kết luận dòng nhiệt cao được giảm đáng kể ở bề mặt kim loại khi sử dụng tia điện.
 
Tiến sĩ Việt tìm cách giảm nhiệt vật liệu để bảo vệ tàu vũ trụ
Tàu vũ trụ Crew Dragon được sử dụng vật liệu tiên tiến để bảo vệ bề mặt. Ảnh:SpaceX.
 
TS Trang nhận định kết quả nghiên cứu đóng vai trò quan trọng và có thể trở thành một ứng viên tiềm năng trong việc giảm tải dòng hạt năng lượng cao tới bề mặt kim loại, qua đó đóng vai trò che chắn bề mặt các vệ tinh và tàu vũ trụ khỏi các dòng ion và electron năng lượng cao. Cô lạc quan dự đoán phương pháp nghiên cứu này có khả năng sớm được áp dụng trong thực tiễn. "Nhóm sẽ nghiên cứu thêm về tính khả thi của phương pháp mình đề ra khi đưa vào thực nghiệm" TS Trang nói.
 
Các nghiên cứu tìm vật liệu mới và giải pháp bảo vệ bề mặt cho tàu vũ trụ và vệ tinh đang được nhiều nhà khoa học theo đuổi. Trong đó NASA từng sử dụng tấm chắn nhiệt phủ vật liệu sợi carbon có thể tự bong để ngăn tàu vũ trụ đưa người lên sao Hỏa, khỏi bốc cháy khi trở lại Trái Đất.
 
Năm 2021 các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát triển một màng phức hợp nano polyimide 2 lớp kiểu mới, có thể sử dụng bảo vệ hiệu quả hơn các bề mặt bên ngoài của tàu vũ trụ.
 
(Nguồn:https://vnexpress.net/tien-si-viet-tim-cach-giam-nhiet-vat-lieu-de-bao-ve-tau-vu-tru-4615081.html)

CÁC ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU & ỨNG DỤNG

Viện Nghiên cứu
  • Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ cao

    Địa chỉ: Phòng 809, 03 Quang Trung, Đà Nẵng

    Điện thoại:  0236.3827.111 (ext 809)

    Email: ird@duytan.edu.vn

    Website: https://ird.duytan.edu.vn

  • Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng tại Tp. HCM

    Địa chỉ: Số 6 Trần Nhật Duật, Tân Định, Quận 1, Tp. HCM

    Điện thoại: 0283.6018.456

    Website: https://ifas.duytan.edu.vn/

  • Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng tại Hà Nội

  • Viện Sáng Kiến Sức Khỏe Toàn Cầu

Trung tâm Phát triển Ứng dụng
  • Trung tâm Công nghệ Phần mềm (CSE)

    Địa chỉ: Phòng 804, 03 Quang Trung, Đà Nẵng

    Website: https://cse.duytan.edu.vn

  • Trung tâm Công nghệ Thông tin (CIT)

    Địa chỉ: Phòng 705, 03 Quang Trung, Đà Nẵng

    Website: https://cit.duytan.edu.vn

  • Trung tâm Điện - Điện tử  (CEE)

    Địa chỉ: Phòng 401, Tầng 4, Khu D, Cơ sở Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng

    Website: https://cee.duytan.edu.vn/

  • Xưởng Phim Én Bạc (Silver Swallows Studio)

    Địa chỉ: Tầng 1, Khu B, Cơ sở Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng

    Website: http://silverswallowsstudio.com.vn

  • Trung tâm Sáng tạo Microsoft (MIC)

    Địa chỉ: Tầng 03, 137 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng

    Website: https://mic.duytan.edu.vn

Lên đầu trang
A - Z Sitemap

Đào tạo, nghiên cứu gắn liền với khoa học và công nghệ nhằm tạo ra những sinh viên và học viên có lòng yêu nước, có phẩm chất Nhân văn mang đậm bản sắc Việt Nam, có ý thức sinh hoạt cộng đồng, có sức khỏe, có năng lực và kỹ năng toàn diện, tự tin, năng động, sáng tạo và trở thành công dân khởi nghiệp mang tính toàn cầu.

Copyright © 2024 - Bản quyền thuộc về Trường Đại học Duy Tân

Địa chỉ: 254 Nguyễn Văn Linh, Quận Thanh Khê - Tp. Đà Nẵng

Điện thoại: (+84) 236.3650403 - (+84) 236.3827111